Máy ép nhựa hay còn được gọi là máy thành hình, máy ép phun hay máy ép keo là loại máy móc chuyên dụng được sử dụng nhiều trong dây chuyền công nghệ ép phun. Máy ép nhựa có tác dụng giữ khuôn đóng lại cố định trong quá trình đẩy nhựa nóng chảy bằng một áp lực phun vào bên trong lõi khuôn để điền đầy lòng khuôn và mở khuôn ra sau khi sản phẩm được làm nguội sau đó đẩy sản phẩm ra ngoài thông qua hệ thống lói.
Có rất nhiều loại máy ép khuôn nhựa trên thì trường được cung cấp bởi nhiều hãng khác nhau và được phân loại thông qua lực ép của máy. Người làm khuôn nhựa dựa vào thông số máy thành hình từ đó chọn loại máy thích hợp và thiết kế kích thước khuôn dựa trên thông số đó.
1. Cấu tạo
Máy ép nhựa được chia thành 2 phần chính đó là phần kẹp khuôn và phần phun nhựa.
Phần kẹp khuôn bao gồm phần kẹp khuôn cố định và phần kẹp khuôn di động. Phần kẹp khuôn cố định dùng để kẹp và giữ cố định phần khuôn cố định và khuôn được định vị chính xác nhờ vòng định vị trên khuôn và lỗ định vị trên máy. Phần kẹp khuôn di động dùng để kẹp nửa khuôn phía di động, phần này có tác dụng di chuyển tịnh tiến theo phương song song với hướng đóng mở khuôn nhằm đóng khuôn và mở khuôn trong chu kỳ ép phun, đồng thời cũng được bố trí lói đẩy giúp tác động lên tấm đẩy pin để đẩy sản phẩm ra ngoài.
Phần phun nhựa là phần chuyển hóa nguyên liệu nhựa từ thể rắn sang thể lỏng bằng nhiệt độ và đẩy nhựa nóng chảy vào khuôn nhờ áp lực đẩy thông qua hệ thống vít xoắn và vòi phun.
Ngoài 2 phần chính này thì máy ép nhựa còn có thể được bổ sung thêm phần hệ thống làm nguội, robot hoặc các hệ thống hỗ trợ khác.
2. Phân loại máy ép nhựa
Có 2 loại máy ép nhựa chính đó là máy ép nhựa ngang (Horizontal Ejection Molding machine) và máy ép nhựa đứng (Vertical Ejection Molding machine). Về nguyên lý hoạt động thì 2 loại máy ép nhựa này giống nhau. Tuy nhiên về cách bố trí thì khác nhau. Máy ép nhựa đứng thì chiếm nhiều không gian về chiều cao. Máy ép nhựa ngang thì chiếm nhiều không gian về chiều rộng.
Trong thực tế, Máy ép nhựa ngang được sử dụng phổ biến hơn nhờ giá thành rẻ hơn, an toàn hơn và đa dụng hơn so với máy ép nhựa đứng. Máy ép nhựa đứng được sử dụng nhiều trong các công ty làm khuôn insert, khuôn đổi lỏi trực tiếp trên máy ép vì nó thuận tiện cho người thao tác.
3. Nguyên lý hoạt động máy ép nhựa
Máy ép khuôn nhựa hoạt động tương tự như một bơm tiêm mà bạn vẫn thường thấy khi đi gặp bác sỹ. Nhựa ở trạng thái lỏng được bơm vào khuôn để điền đầy lòng khuôn sau đó hệ thống làm mát sẽ làm nguội để lấy sản phẩm ra ngoài.
Đầu tiên nguyên liệu được đưa vào phểu chứa nguyên liệu. Nguyên liệu được làm nóng chảy nhờ các thanh gia nhiệt ở nhiệt độ thích hợp và chuyển sang thể lỏng. Nhựa nóng chảy sẽ được dẫn lên phía trước nhờ trục vít (xoay), đồng thời trục vít cũng lùi về để lại một khoảng trống phía trước đầu phun cho nhựa tràn vào. Sau đó nhựa nóng chảy được bơm vào khuôn nhờ áp lực đẩy của trục vít (không xoay).
Sau khi nhựa được điền đầy lòng khuôn. Hệ thống làm mát sẽ chuyển hóa nhựa từ thể lỏng sang thể rắn để định hình sản phẩm trong lòng khuôn. Phần kẹp khuôn di động sẽ mở khuôn ra một khoảng được định trước sau đó đẩy sản phẩm ra ngoài nhờ trục lói của máy ép tác động một lực đẩy lên hệ thống pin đẩy của khuôn một khoảng cách được định trước.
4. Một số thương hiệu máy ép nhựa nổi tiếng trên thị trường:
Các thương hiệu máy ép khuôn nhựa được sản xuất chủ yếu ở các quốc gia có trình độ công nghệ ép phun tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Đức, Nhật… Hiện nay còn có một số dòng máy ép nhựa giá rẻ đến từ Trung Quốc và Đài Loan;
Thương hiệu máy ép khuôn nhựa Mỹ: Máy ép Cincinnati
Thương hiệu máy ép khuôn nhựa Đức: Máy ép Arburg, Battenfeld, Damaged…
Thương hiệu máy ép khuôn nhựa Nhật: Máy ép Toshiba, Toyo, Mitsubishi, Sedu, Fanuc, Niigata, JSW, Nissei, UBE…
Thương hiệu máy ép khuôn nhựa Úc: Máy ép Engle
Thương hiệu máy ép nhựa khuôn Trung Quốc: Máy ép Haitian, Dakumar, Zhengxiong etc…